Em thơ, chị đẹp em đâu ? Câu nói mở đầu cũng là câu nói kết thúc Hạ Đỏ, kết thúc mùa hạ mà Chương sẽ nhớ mãi. Mùa hè đáng nhớ được viết lên bởi tình đầu của 1 cậu thiếu niên thành thị thầm thương 1 cô gái thôn quê. Hạ Đỏ để lại nhiều nỗi buồn vương vấn đó, tiếc nuối đó nhưng ta chẳng biết trách than điều gì... Chương không bỏ lỡ người con gái tuổi 16 kia chỉ là ngay từ đầu mùa hạ đó đáng lẽ đừng nên tới.
Giới thiệu về Hạ Đỏ
Hạ Đỏ là truyện dài được viết bởi
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
được xuất bản vào năm 1991.
Hạ Đỏ
mang đến cho chúng ta câu chuyện buồn về tình đầu tuổi niên thiếu của Chương
sau 1 lần về quê ngoại. Khi đọc Hạ Đỏ ta như được đi trên
1 chuyến tàu cảm xúc, ta đồng hành cùng Chương trên
chuyến tàu đó. Cùng cậu cười, cùng cậu khóc, cùng cậu nhớ mãi về cuộc
tình đơn phương khó phai ở làng Hà Xuyên.
Giới thiệu Hạ Đỏ |
Câu chuyện bắt đầu khi Chương sau kì thi cuối cấp, cậu về quê ngoại ở
làng Hà Xuyên vào mùa hè năm ấy. Về quê ngoại, cậu được sống trong tuổi thơ
của lũ trẻ làng quê. Vui có, buồn có, nhưng có lẽ mùa hạ năm đó sẽ
chẳng khác với những mùa hạ khác nếu không có Út Thêm,
người con gái tuổi 16 mà cậu thầm thương....
Bài viết tham khảo: Review Dế mèn phiêu lưu ký - Người lớn đọc vẫn hay
Từ đây mình có tiết lộ những chi tiết trong Hạ đỏ, bạn cân nhắc nhé
!
Tuổi thơ ở làng quê
Hạ Đỏ
đưa ta đến nơi làng quê với khung cảnh thiên nhiên yên bình, bình dị
khác xa so với thành thị xa hoa nhộn nhịp. Từ ngõ trúc dẫn vào làng đầy tiếng
chim hót líu lo, hay những căn nhà lợp tranh, những bồ đựng lúa, những
đống trấu dùng để đun bếp.... Cây ăn quả thì chắc là chẳng cần nói,
Chương như bị hoa mắt bởi "món ăn dân dã" này. Nào là Ổi sẻ, khế, bòng,
và cả những cây xoài vàng ươm nhà Thơm nữa.
Làng quê quen thuộc trong Hạ Đỏ (Ảnh tượng trưng) |
Về quê ngoại, Chương được sống cuộc sống của những đứa trẻ
làng Hà Xuyên. Cậu đồng hành cùng Nhạn, Dế đánh trận giả với bọn
xóm Miễu mà ngỡ như đang ở trên chiến trường. Học bắn ná, học
bơi trên con suối chia cắt xóm trên và dưới.... Đủ những kỷ niệm nơi làng quê
mà 1 cậu bé thành thị chưa từng được trải qua. Về quê để mong là mập
lên sau 1 kỳ thi vất vả mà còn được trải nghiệm đủ thứ đây có lẽ sẽ là
kỳ nghỉ hè đáng nhớ với Chương.
Kỷ niệm làng quê trong Hạ Đỏ (Ảnh tượng trưng) |
Nhưng nếu chỉ có vậy mùa hè năm ấy có lẽ đã không mang tên
Hạ Đỏ
và in sâu vào tâm trí của Chương đến thế.... Mùa hè ăn ấy đáng nhớ bởi có
Út Thêm, người con gái tuổi 16 mà cậu thầm thương.
Tình đơn phương mộng mơ đầy tiếc nuối
Kẻ mang theo tình đơn phương bên mình có lẽ là kẻ đau đớn nhất, tự mình mộng
mơ, tự mình say đắm, rồi tự mình làm mình đau. Và Chương chính là kẻ đó, cố
gắng tìm mọi cơ hội để được gần Út Thêm để được nhìn thấy đôi mắt long lanh,
nụ cười răng khểnh hằng ngày. Chương còn tự mộng mơ, tự gọi mình là anh của
thằng Dư, có lẽ kế hoạch "về chung 1 nhà" với Út Thêm đã được cậu sắp xếp. Vui
là thế đó hạnh phúc là thế đó nhưng có chăng cũng chỉ là tự luyến...
Tình đầu đầy tiếc nuối |
Đọc xong truyện bản thân mình như thầm trách Út Thêm rằng tạo sao cô ấy
lại trong sáng và hồn nhiên đến vậy. Từ đầu Út chỉ xem Chương như 1
người anh, người thầy mà không nhìn ra tình cảm cậu ấy dành cho cô dù nó đã
quá lộ liễu. Nhưng trách thì trách vậy thôi, bởi chính sự ngây thơ của
Út Thêm lại là thứ khiến cho Chương phải ngẩn ngơ
lúc yêu lúc giận.
Nỗi đau của mối tình đơn phương như biến Chương trở thành người khác
cậu lầm lũi, không niềm nở và hoạt bát như trước. Chương buồn 1 phần do
Út Thêm sắp lấy chồng, 1 phần có lẽ do lời cần nói vẫn chưa nói ra mà
đã phải vội rời. Mình nghĩ bạn cũng giống mình, khi đọc
Hạ Đỏ đều mong muốn Chương sẽ 1 lần nói với Út Thêm
tình cảm của mình, dù rằng sau khi nói ra mọi chuyện sẽ không còn như
trước nữa. Nhưng nó có thể khiến bản thân nguôi ngoai phần nào, thay vì
thế Chương đã quyết định ôm nỗi buồn cho riêng mình rồi gặm nhấm nó trong suy
tư.
Cuối cùng kỳ nghỉ hè này của cậu cũng không đến mức vô ích, tình cảm
của cậu có lẽ đã để lại gì đó, nó vô tình hàn gắn mối hiềm khích
giữa những đứa trẻ 2 xóm, nó đã giúp cho Dư và Út Thêm biết viết, biết đọc như
bao người....
Bài viết tham khảo: Sau Khi Đọc Xong Hạt Giống Tâm Hồn Tập 9
Em thơ, chị đẹp em đâu ?
Đây là câu nói kết thúc
Hạ Đỏ, cũng là câu nói mở đầu dẫn dắt chúng ta vào... Nó như câu hỏi bâng quơ đầy
tiếc nuối, hụt hẫng của Chương trước khi rời quê ngoại, và có lẽ
cậu sẽ chẳng quay lại nữa. Trước khi về thành phố cậu vẫn ngẩn ngơ đứng nhìn
về làng Hà Xuyên, nhìn thằng Dư mà bâng khuâng mãi. Chắc Chương nghĩ Út
Thêm sẽ tới tiễn cậu lần cuối, nhưng thứ Chương nhận được là lời cảm ơn
được viết nguệch ngoạc trên trang giấy và bó cỏ may.
Mình còn rất thích cách
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
sử dụng hình ảnh cây Phượng trong truyện nữa. Cây Phượng là hình ảnh
quá đỗi quen thuộc với cuộc đời học sinh chúng ta, nó gắn với những kỷ niệm
ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã khéo léo sử
dụng để nói về tình đầu của Chương, cây Phượng với những đốm lửa
cháy lập loè vào mùa hạ năm ấy không còn gắn với tuổi học trò nữa. Bởi có lẽ
mỗi lần nhìn thấy cây Phượng Chương sẽ lại nhớ về
con đường mọc đầy cỏ may trên lối về căn nhà bên kia tràng cỏ,
nhớ về người con gái hay cười để lộ chiếc răng khểnh cùng
đôi mắt long lanh....
Hạ Đỏ như gieo vào trong tâm trí người đọc 1 nỗi buồn man mác những cảm xúc
xao xuyến bồi hồi đầy tiếc nuối. Mùa Hạ năm đó là
Hạ Đỏ
bởi nó có nàng, có những rung động đầu đời đầy trong sáng, mơ mộng và
cả nỗi buồn hằn sâu như những vết sẹo để rồi khi ta vô tình chạm vào
thì bao kỷ niệm nhung nhớ chợt ùa về....
Hãy đọc Hạ Đỏ
Hạ Đỏ dưới ngòi bút tài ba cùng giọng văn trong sáng đầy dí dỏm của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh sẽ để lại cho bạn những cảm xúc vui có, buồn có và cả những
suy nghĩ còn văng vẳng mãi trong tâm trí. Hãy đọc Hạ Đỏ để cảm nhận
cuộc sống bình dị ở làng quê yên bình, thơ mộng được kể qua những trang
sách, để nhấm nháp nỗi buồn được gợi lại qua mối tình đầu đầy tiếc nuối của
Chương bạn nhé !
Đó là toàn bộ bài
Review Hạ Đỏ
của
Nai sừng tấm, mình còn thiếu sót chi tiết nào của truyện này không ?? Bạn bình luận bên
dưới nhé !!
Bài viết tham khảo: Chiếc lược ngà - Vì sao bạn nên đọc toàn bộ !?
Đăng nhận xét